Dịch vụ làm giấy phép trang thông tin điện tử tổng hợp

Để bạn biết rõ và giải đáp các thắc mắc liên quan đến vấn đề này Tuệ An Law sẽ chia sẻ bài viết về “Giấy phép trang thông tin điện tử tổng hợp” để giải đáp những thắc mắc đó.

1. Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp là gì?
Theo giải thích tại Điều 3 Luật Báo chí năm 2016, trang thông tin điện tử tổng hợp là sản phẩm thông tin có tính chất báo chí của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cung cấp thông tin tổng hợp trên cơ sở đăng đường dẫn truy cập tới nguồn tin báo chí hoặc trích dẫn nguyên văn, chính xác nguồn tin báo chí theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp là giấy phép cần thiết để vận hành một trang web cung cấp thông tin chung trên internet tại Việt Nam.
2. Các trang thông tin điện tử nào phải đề nghị cấp giấy phép?
Theo nội dung tại khoản 1 Điều 2 Thông tư số 09/2014/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định các trang thông tin điện tử không phải có giấy phép bao gồm:
– Các trang thông tin điện tử nội bộ;
– Trang thông tin điện tử cá nhân;
– Trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước cung cấp thông tin;
– Trang thông tin điện tử ứng dụng chuyên ngành;
– Diễn đàn nội bộ dành cho hoạt động trao đổi, hỏi đáp thông tin nội bộ liên quan trực tiếp đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, dịch vụ, sản phẩm, ngành nghề phục vụ cho hoạt động của chính cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó.
Ngoài các trang thông tin điện tử trên thì các trang thông tin điện tử khác phải có giấy phép.
3. Điều kiện xin cấp giấy phép trang thông tin điện tử tổng hợp
Theo khoản 5 Điều 23 Nghị định 72/2013/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 27/2018/NĐ-CP) thì tổ chức, doanh nghiệp được cấp Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp khi có đủ các điều kiện sau đây:
(1) Đối tượng xin cấp phép: Là tổ chức, doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật Việt Nam có chức năng, nhiệm vụ hoặc ngành nghề đăng ký kinh doanh phù hợp với dịch vụ và nội dung thông tin cung cấp đã được đăng tải trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;
(2) Điều kiện về nhân sự:
– Điều kiện về nhân sự chịu trách nhiệm quản lý nội dung thông tin.
+ Có ít nhất 01 nhân sự chịu trách nhiệm quản lý nội dung thông tin là người có quốc tịch Việt Nam hoặc đối với người nước ngoài có thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền cấp còn thời hạn ít nhất 06 tháng tại Việt Nam kể từ thời điểm nộp hồ sơ;
+ Có bộ phận quản lý nội dung thông tin.
– Điều kiện về nhân sự bộ phận kỹ thuật:
Bộ phận quản lý kỹ thuật có tối thiểu 01 người đáp ứng quy định tại Phụ lục II và Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 72/2013/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 27/2018/NĐ-CP).
(3) Điều kiện về tên miền:
– Đối với tổ chức, doanh nghiệp không phải là cơ quan báo chí, dãy ký tự tạo nên tên miền không được giống hoặc trùng với tên cơ quan báo chí.
– Trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội sử dụng ít nhất 01 tên miền “.vn” và lưu giữ thông tin tại hệ thống máy chủ có địa chỉ IP ở Việt Nam.
– Trang thông tin điện tử tổng hợp và mạng xã hội của cùng một tổ chức, doanh nghiệp không được sử dụng cùng một tên miền.
– Tên miền “.vn” phải còn thời hạn sử dụng ít nhất là 06 tháng tại thời điểm đề nghị cấp phép và phải tuân thủ quy định về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet. Đối với tên miền quốc tế phải có xác nhận sử dụng tên miền hợp pháp.
(4) Điều kiện về kỹ thuật:
Thiết lập hệ thống thiết bị kỹ thuật có khả năng đáp ứng các yêu cầu sau:
– Lưu trữ tối thiểu 90 ngày đối với nội dung thông tin tổng hợp kể từ thời điểm đăng tải; lưu trữ tối thiểu 02 năm đối với nhật ký xử lý thông tin được đăng tải;
– Tiếp nhận và xử lý cảnh báo thông tin vi phạm từ người sử dụng;
– Phát hiện, cảnh báo và ngăn chặn truy nhập bất hợp pháp, các hình thức tấn công trên môi trường mạng và tuân theo những tiêu chuẩn đảm bảo an toàn thông tin;
– Có phương án dự phòng bảo đảm duy trì hoạt động an toàn, liên tục và khắc phục khi có sự cố xảy ra, trừ những trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật;
– Đảm bảo phải có ít nhất 01 hệ thống máy chủ đặt tại Việt Nam, cho phép tại thời điểm bất kỳ có thể đáp ứng việc thanh tra, kiểm tra, lưu trữ, cung cấp thông tin trên toàn bộ các trang thông tin điện tử do tổ chức, doanh nghiệp sở hữu theo quy định.
(5) Điều kiện về bảo đảm an toàn thông tin, an ninh thông tin và quản lý thông tin:
– Có quy trình quản lý thông tin công cộng: Xác định phạm vi nguồn thông tin khai thác, cơ chế quản lý, kiểm tra thông tin trước và sau khi đăng tải;
– Có cơ chế kiểm soát nguồn tin, đảm bảo thông tin tổng hợp đăng tải phải chính xác theo đúng thông tin nguồn;
– Có cơ chế phối hợp để có thể loại bỏ ngay nội dung vi phạm khoản 1 Điều 5 Nghị định 72/2013/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 27/2018/NĐ-CP) chậm nhất sau 03 giờ kể từ khi tự phát hiện hoặc có yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc cơ quan cấp phép (bằng văn bản, điện thoại, email).

(6) Điều kiện về năng lực tài chính:

Khi xin cấp giấy phép trang thông tin điện tử tổng hợp, phải có phương án tài chính bảo đảm thiết lập hệ thống thiết bị kỹ thuật quy định để duy trì hoạt động trong thời gian giấy phép có hiệu lực. Thực tế hiện nay, không có quy định yêu cầu doanh nghiệp, tổ chức khi xin giấy phép phải có số tiền/ký quỹ nhất định trong tài khoản công ty nhưng phải giải trình được trong suốt thời gian hoạt động đảm bảo được tài chính để duy trì trang ICP.

4. Thủ tục xin giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp
Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp xin giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp thực hiện theo các bước sau:
Thứ nhất: Chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp giấy phép trang thông tin điện tử tổng hợp. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép được lập thành 01 bộ, gồm có:
– Đơn đề nghị cấp giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp theo mẫu của Bộ Thông tin và Truyền thông (mẫu 01).
– Bản sao có chứng thực một trong các loại giấy tờ: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp thành lập theo Luật Doanh nghiệp); Giấy chứng nhận đầu tư (đối với doanh nghiệp thành lập theo luật Đầu tư); Quyết định thành lập (đối với tổ chức không phải doanh nghiệp); Giấy phép hoạt động báo chí (đối với cơ quan báo chí); Điều lệ hoạt động (đối với các tổ chức hội, đoàn thể).
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đầu tư, Quyết định thành lập phải có ngành, nghề, lĩnh vực kinh doanh hoặc chức năng nhiệm vụ phù hợp với nội dung thông tin cung cấp trên trang thông tin điện tử tổng hợp.
– Bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp đại học hoặc tương đương trở lên và sơ yếu lý lịch của người chịu trách nhiệm quản lý nội dung có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, có ảnh và dấu giáp lai.
– Đề án hoạt động có chữ ký, dấu của người đứng đầu tổ chức, doanh nghiệp đề nghị cấp giấy phép.

Thứ hai, thẩm quyền cấp phép:

– Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh cấp giấy phép ICP cho các đối tượng sau:

+ Tổ chức, doanh nghiệp do cơ quan quản lý nhà nước của địa phương cấp quyết định thành lập, cấp phép hoạt động hoặc cấp đăng ký hoạt động;

+ Hệ thống tổ chức (theo ngành dọc) của các tổ chức trực thuộc ở Trung ương tại địa phương (bao gồm các tổ chức trong hệ thống nhà nước, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, doanh nghiệp nhà nước);

+ Các đại học, trường đại học, học viện, cao đẳng, cơ sở giáo dục, cơ sở dạy nghề có trụ sở chính tại địa phương;

+ Các doanh nghiệp do cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương cấp phép hoạt động có trụ sở chính tại địa phương;

+ Đơn vị trực thuộc các tập đoàn có trụ sở chính tại địa phương.

– Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử thuộc Bộ Thông tin và Truyền thong cấp giấy phép ICP cho các đối tượng sau:

+ Cơ quan báo chí;

+ Cơ quan ngoại giao và lãnh sự; tổ chức trực thuộc ở Trung ương (trừ các trường hợp do Sở Thông tin và Truyền thông cấp);

+ Tổ chức tôn giáo hoạt động hợp pháp tại Việt Nam;

+ Tổ chức Chính phủ và phi Chính phủ nước ngoài hoạt động hợp pháp tại Việt Nam;

+ Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Thứ ba, Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép có thể được chuyển đến cơ quan có thẩm quyền trực tiếp, thông qua dịch vụ bưu chính, hoặc qua mạng Internet, tuân thủ theo quy định tại khoản 8 và khoản 9 của Điều 23 trong Nghị định 72/2013/NĐ-CP.

Thứ tư, quy định về thời gian:
– Trong khoảng thời gian 10 ngày làm việc, tính từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành kiểm tra và xem xét việc cấp giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, theo Mẫu số 24 được quy định tại Phụ lục I của Nghị định này. Trong trường hợp hồ sơ bị từ chối, cơ quan có thẩm quyền sẽ có văn bản trả lời, chi tiết rõ lý do từ chối.
– Trong thời kỳ 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ từ các cơ quan báo chí địa phương, Sở Thông tin và Truyền thông của các tỉnh, thành phố sẽ tiến hành thẩm định và chuyển hồ sơ cùng với văn bản đề nghị cấp giấy phép đến Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử) để tiến hành kiểm tra và xem xét cấp phép theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp hồ sơ không đáp ứng các điều kiện, Sở Thông tin và Truyền thông sẽ có văn bản trả lời chi tiết về lý do từ chối.

5. Dịch vụ đăng ký thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp
Thứ nhất, Công ty luật Tuệ An Law sẽ tư vấn cho khách hàng:
– Các quy định của pháp luật liên quan đến Thủ tục Xin cấp giấy phép thiết lập trang tin điện tử;
– Tư vấn điều kiện thiết lập trang tin;
– Tư vấn hồ sơ tài liệu cần chuẩn bị để thực hiện việc xin giấy phép;
– Tư vấn phương pháp xây dựng nội dung Đề án thiết lập trang tin điện tử;
Thứ hai, chúng tôi sẽ hoàn thiện hồ sơ xin cấp giấy phép đăng ký trang điện tử tổng hợp:
– Đơn xin cấp Giấy phép thiết lập trang tin điện tử;
– Đề án thiết lập trang tin;
– Tiến hành hoàn thiện tờ khai và các thủ tục liên quan;
Thứ ba, các công việc chúng tôi sẽ tiến hành như:
– Đại diện tiến hành các thủ tục xin cấp phép;
– Đại diện theo dõi hồ sơ, trả lời của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Nhận Giấy phép thiết lập trang tin điện tử;
– Khiếu nại quyết định từ chối cấp giấy chứng nhận (Nếu có).
6. Các câu hỏi liên quan đến thủ tục xin giấy phép trang thông tin điện tử tổng hợp.
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp?
Theo khoản 8, 9 Điều 23 Nghị định 72/2013/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 27/2018/NĐ-CP), thẩm quyền cấp phép thiết lập trang thông tin điện tử thuộc về:
– Cục quản lý Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử – Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp cho:
 + Cơ quan báo chí, cơ quan ngoại giao và lãnh sự, tổ chức trực thuộc Trung ương, tổ chức tôn giáo hoạt động hợp pháp tại Việt Nam;
+ Tổ chức Chính phủ và phi chính phủ nước ngoài hoạt động hợp pháp tại Việt Nam;
+ Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan, tổ chức khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
– Sở Thông tin và Truyền thông cấp phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp cho tổ chức, doanh nghiệp không thuộc trường hợp thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của Cục quản lý Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử – Bộ Thông tin và Truyền thông.
Các trang thông tin điện tử nào phải đề nghị cấp giấy phép như đối với mạng xã hội?
Các trang thông tin điện tử có thể phải đề nghị cấp giấy phép tương tự như mạng xã hội, đặc biệt là khi chúng có ảnh hưởng lớn đến thông tin công cộng, dư luận hoặc an ninh quốc gia.
Thời hạn giải quyết hồ sơ đề nghị cấp giấy phép trang thông tin điện tử tổng hợp là bao nhiêu ngày?
Theo Nghị định 27/2018/NĐ-CP, thời hạn xem xét cấp giấy phép là 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, rút ngắn 05 ngày so với quy định cũ.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Tuệ An Law về “Giấy phép trang thông tin điện tử tổng hợp”. Nếu quý khách có bất kỳ thắc mắc và các vấn đề cần giải đáp xin hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại/zalo Tel: 094.821.0550

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *