1. Tầm quan trọng của giấy phép lữ hành.
Giấy phép lữ hành đem lại nhiều ý nghĩa như:
– Đảm bảo tuân thủ pháp luật: Giấy phép lữ hành là bằng chứng cho sự tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn được đặt ra bởi cơ quan quản lý nhà nước. Điều này giúp đảm bảo rằng các hoạt động du lịch diễn ra hợp pháp và an toàn cho du khách.
– Bảo vệ quyền lợi của du khách: Giấy phép lữ hành đảm bảo rằng các doanh nghiệp hoạt động trong ngành du lịch đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng dịch vụ, an toàn và bảo vệ quyền lợi của du khách.
– Tăng cường uy tín và niềm tin: Sự tồn tại của giấy phép lữ hành là dấu hiệu của sự chuyên nghiệp và đáng tin cậy của doanh nghiệp trong mắt du khách. Điều này tạo ra một hình ảnh tích cực và tăng cường uy tín cho doanh nghiệp.
Lợi ích của giấy phép lữ hành đối với doanh nghiệp và du khách:
– Đối với doanh nghiệp: Giấy phép lữ hành giúp doanh nghiệp xây dựng và duy trì uy tín trong ngành, thu hút khách hàng, tăng doanh thu và lợi nhuận. Ngoài ra, việc tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn cũng giúp giảm thiểu rủi ro pháp lý và tài chính.
– Đối với du khách: Du khách được đảm bảo về chất lượng dịch vụ, an toàn và bảo vệ quyền lợi khi sử dụng các dịch vụ du lịch của các doanh nghiệp có giấy phép lữ hành. Họ có thể tin tưởng và yên tâm khi tham gia các tour du lịch và trải nghiệm dịch vụ của các doanh nghiệp này.
2. Các loại giấy phép lữ hành hiện nay.
2.1 Giấy phép lữ hành quốc tế
“Lữ hành” là thuật ngữ chỉ các hoạt động du lịch liên quan đến những chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong khoảng thời gian không quá 1 năm liên tục. Trong đó, mục đích các chuyến đi này nhằm đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng, giải trí, thăm quan hoặc tìm hiểu khám phá tài nguyên du lịch kết hợp với các mục đích hợp pháp khác. Ngoài ra, thuật ngữ Lữ hành cũng có thể được hiểu đơn giản theo hai chiều nghĩa như sau:
Theo nghĩa rộng: Lữ hành bao gồm những hoạt động du lịch, di chuyển của con người (cá nhân, tổ chức, nhóm,…) từ nơi này sang nơi khác bằng các phương tiện và lí do khác nhau, không nhất thiết phải trở về điểm xuất phát ban đầu.
Theo nghĩa hẹp: Lữ hành là chỉ các hoạt động kinh doanh của ngành du lịch với các dịch vụ trọn gói, bao gồm một số yếu tố như: cơ sở lưu trú, chi phí di chuyển, ăn uống, vui chơi giải trí,…
Như vậy, có thể hiểu “giấy phép lữ hành quốc tế” là giấy chứng nhận cho phép xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch quốc tế cho khách du lịch.
Mẫu giấy phép Kinh doanh Lữ hành quốc tế. Nguồn: Internet
2.2 Giấy phép lữ hành nội địa
“Giấy phép lữ hành quốc tế” được hiểu là giấy chứng nhận cho phép xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch trong nước cho khách du lịch.
Mẫu Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa. Nguồn: Internet
3. Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành
3.1. Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa
Căn cứ Khoản 1 Điều 31 Luật Du lịch năm 2017 thì điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa bao gồm:
– Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
– Có đăng ký mã ngành nghề kinh doanh trong đăng ký doanh nghiệp: Mã ngành 7912: Điều hành tua du lịch: Kinh doanh lữ hành nội địa, lữ hành quốc tế.
– Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa tại ngân hàng với mức ký quỹ: 100.000.000 (một trăm triệu) đồng.
– Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành về lữ hành hoặc có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa nếu tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác.
3.2 Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế
Căn cứ Khoản 2 Điều 31 Luật Du lịch năm 2017 thì điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế bao gồm:
- Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
- Có đăng ký mã ngành nghề kinh doanh trong đăng ký doanh nghiệp: Mã ngành 7912: Điều hành tua du lịch: Kinh doanh lữ hành nội địa, lữ hành quốc tế.
- Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế tại ngân hàng với mức ký quỹ: 250.000.000 (Hai trăm năm mươi triệu) đồng đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và 500.000.000 (Năm trăm triệu) đồng đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài.
- Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành về lữ hành hoặc có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế nếu tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành khác.
4. Thủ tục xin cấp giấy phép lữ hành
4.1 Thủ tục xin cấp giấy phép lữ hành nội địa
– Doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa nộp hồ sơ đến Sở Du lịch/Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nơi doanh nghiệp có trụ sở;
– Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Du lịch/Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định và cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa cho doanh nghiệp; trường hợp từ chối, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4.2 Thủ tục xin cấp giấy phép lữ hành quốc tế
– Doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế nộp hồ sơ đến Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam;
– Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam thẩm định, cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế cho doanh nghiệp và thông báo cho Sở Du lịch/Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nơi doanh nghiệp có trụ sở; trường hợp từ chối, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
5. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh lữ hành
5.1 Hồ sơ xin cấp giấy phép lữ hành nội địa
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa.
- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành.
- Bản sao có chứng thực quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động với người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành.
- Bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành về lữ hành hoặc chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa.
5.2 Hồ sơ xin cấp giấy phép lữ hành quốc tế
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế.
- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
- Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế.
- Bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành về lữ hành hoặc chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế.
- Bản sao có chứng thực quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động với người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành.
6. Dịch vụ làm giấy phép kinh doanh lữ hành
Để đẩy nhanh quy trình xin cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành, tiết kiệm tối đa thời gian và công sức, bạn có thể tham khảo dịch vụ xin giấy phép tại Tuệ An Law với Đội ngũ luật sư, chuyên viên tư vấn uy tín có kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn xin giấy phép về kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế và nội địa với chính sách xử lý, hỗ trợ khách hàng minh bạch, rõ ràng và thời gian bàn giao kết quả nhanh chóng, khoảng từ …. ngày làm việc.
7. Câu hỏi về giấy phép lữ hành
7.1 Những trường hợp không cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế?
Trong các trường hợp sau đây, doanh nghiệp sẽ không được cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế:
– Doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh lữ hành trái pháp luật đã bị xử phạt hành chính về hành vi đó trong thời gian chưa quá mười hai tháng tính đến thời điểm đề nghị cấp giấy phép;
– Doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế trong thời gian chưa quá mười hai tháng tính đến thời điểm đề nghị cấp lại giấy phép ngoài.
– Doanh nghiệp không đáp ứng được các điều kiện đã quy định tại Khoản 2 Điều 31 Luật Du lịch 2017.
7.2 Ký quỹ giấy phép lữ hành quốc tế là gì?
Ký quỹ lữ hành quốc tế là việc doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh du lịch quốc tế gửi vào tài khoản ký quỹ tại ngân hàng, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính một khoản tiền theo quy định pháp luật.
Đây cũng chính là một trong những điều kiện bắt buộc mà doanh nghiệp cần đáp ứng nếu muốn kinh doanh dịch vụ lữ hành.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 14 Nghị định 168/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi Điều 1 Nghị định 94/2021/NĐ-CP quy định về mức ký quỹ và phương thức ký quỹ như sau:
1. Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa: 20.000.000 (hai mươi triệu) đồng.
2. Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế:
a) Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam: 50.000.000 (năm mươi triệu) đồng;
b) Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài: 100.000.000 (một trăm triệu) đồng;
c) Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài: 100.000.000 (một trăm triệu) đồng”.