Dịch vụ làm giấy phép kinh doanh vận tải cấp mới và hết hạn trong năm 2024

Để bạn biết rõ và giải đáp các thắc mắc liên quan đến vấn đề này Tuệ An Law sẽ chia sẻ bài viết về “làm giấy phép kinh doanh vận tải” để giải đáp những thắc mắc đó.

1. Giấy phép kinh doanh vận tải là gì?
Giấy phép kinh doanh xe vận tải là giấy chứng nhận của các cơ quan có thẩm quyền cấp cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải, để cho các doanh nghiệp này có thể kinh doanh một cách hợp pháp, đáp ứng được điều kiện theo quy định của luật.
2. Mẫu giấy phép kinh doanh vận tải năm 2024
UBND TỈNH/THÀNH PHỐ…..                                                    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆTNAM
SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI                                                                     Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

                                         GIẤY PHÉP KINH DOANH VẬN TẢI BẰNG XE Ô TÔ
Số: ………. Cấp lần thứ: ……..
(Cấp lần đầu số: …… ngày … tháng … năm …. Nơi cấp: ……….)
Cấp cho đơn vị: ……………..
Địa chỉ: ……………………..
Số điện thoại: ………………
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số ….. ngày …. tháng …. năm …
Cơ quan cấp: …………….
Họ và tên người đại diện hợp pháp: ……………………..
Được phép kinh doanh các loại hình vận tải bằng xe ô tô: ……………
Giấy phép có giá trị đến ngày: …………….
………, ngày ….. tháng ….. năm …..
(Lãnh đạo Sở Giao thông vận tải ký, đóng dấu)
3. Điều kiện để được cấp giấy kinh doanh vận tải
Để tiến hành kinh doanh vận tải một cách hợp pháp và hiệu quả, có một số yêu cầu cần phải tuân thủ:
Đăng ký kinh doanh: Trước hết, các doanh nghiệp hoặc cá nhân muốn hoạt động trong lĩnh vực vận tải phải tiến hành đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Gắn thiết bị giám sát hành trình: Phương tiện vận tải phải được gắn thiết bị giám sát hành trình theo đúng quy định để đảm bảo tính chính xác và minh bạch trong quản lý hoạt động vận tải.
Người trực tiếp điều hành có trình độ chuyên ngành: Người điều hành hoạt động kinh doanh vận tải cần phải có trình độ chuyên ngành vận tải từ trung cấp trở lên và đã có kinh nghiệm quản lý vận tải ít nhất là 03 năm tại các doanh nghiệp, công ty hoặc hợp tác xã kinh doanh vận tải, và phải bảo đảm và phải chứng minh được là có đủ thời gian để trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh vận tải.
Có nơi đỗ xe và đủ số lượng phương tiện: Cần bảo đảm có đủ số lượng nơi đỗ xe phù hợp với quy định, đảm bảo số lượng, chất lượng và niên hạn sử dụng của phương tiện vận tải.
Quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp: Phương tiện vận tải cần phải được sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp, đảm bảo tính pháp lý khi thuê xe.
Cam kết kinh tế: Trong trường hợp phương tiện vận tải thuộc sở hữu của xã viên hợp tác xã, cần có cam kết kinh tế giữa hợp tác xã và xã viên, bao gồm quy định về quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của hợp tác xã đối với phương tiện vận tải.
4. Hồ sơ cấp giấy phép kinh doanh vận tải
Đề xuất cấp giấy phép kinh doanh vận tải cho doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải bao gồm các tài liệu sau:
Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh: Đây là một biểu mẫu theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Nghị định hiện hành.
Bản sao văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải: Bao gồm các bằng cấp, chứng chỉ chuyên ngành vận tải của người đảm nhiệm trực tiếp việc điều hành hoạt động vận tải.
Bản sao hoặc bản chính Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý: Đây là các tài liệu liên quan đến việc thành lập và quản lý bộ phận chịu trách nhiệm về an toàn giao thông, đặc biệt là áp dụng cho các doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi, vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ, vận tải hành khách sử dụng hợp đồng điện tử.
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh đối với hộ kinh doanh vận tải bao gồm:
– Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh: Theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Nghị định.
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: Là bằng chứng về việc hộ đã đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
5. Thủ tục đề nghị cấp giấy phép kinh doanh vận tải
Căn cứ khoản 1 Điều 19 Nghị định 10/2020/NĐ-CP, thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh:
– Đơn vị kinh doanh vận tải nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh đến cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh. Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến những nội dung cần bổ sung hoặc sửa đổi đến đơn vị kinh doanh vận tải trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ;
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh thẩm định hồ sơ, cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo mẫu quy định tại Phụ lục II của Nghị định này. Trường hợp không cấp Giấy phép kinh doanh thì cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh phải trả lời bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến và nêu rõ lý do.
6. Những trường hợp bị thu hồi giấy phép kinh doanh vận tải
Căn cứ vào khoản 6 Điều 19 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định đơn vị kinh doanh vận tải bị thu hồi Giấy phép kinh doanh không thời hạn một trong các trường hợp sau đây:
– Cung cấp bản sao không đúng với bản chính hoặc thông tin sai lệch trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh;
– Không kinh doanh vận tải trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày được cấp Giấy phép kinh doanh hoặc ngừng kinh doanh vận tải trong thời gian 06 tháng liên tục;
– Chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật hoặc theo đề nghị của đơn vị kinh doanh vận tải;
– Sửa chữa hoặc làm sai lệch dữ liệu hình ảnh từ camera lắp trên xe trước, trong và sau khi truyền dữ liệu.
7. Mức phạt không có giấy phép kinh doanh vận tải
Căn cứ điểm d khoản 2 Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt người điều khiển xe ô tô tải, máy kéo (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô vận chuyển hàng hóa vi phạm quy định về vận tải đường bộ như sau: người lái xe kinh doanh vận tải không có giấy phép kinh doanh vận tải hàng hóa sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
8. Dịch vụ làm giấy phép kinh doanh vận tải
Công ty Luật Tuệ An Law sẽ hỗ trợ khách hàng trong việc xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải:
Khách hàng chỉ cần cung cấp các giấy tờ tùy thân: CMND/ Hộ chiếu/ Căn cước công dân sao y chứng thực không quá 6 tháng và còn hiệu lực của đại diện pháp luật và thành viên góp vốn.
Tuệ An Law sẽ thực hiện việc thu thập hồ sơ và nộp hồ sơ thay mặt cho khách hàng.
– thay mặt khách hàng nộp hồ sơ tại Sở GTVT
Có thể gửi hồ sơ bằng cách trực tiếp gửi, trực tuyến hoặc dịch vụ bưu chính
– Tiếp nhận hồ sơ
Tại đây cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ xem xét. Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, Sở Giao thông vận tải thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến những nội dung cần bổ sung hoặc sửa đổi đến đơn vị kinh doanh vận tải trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ.
9. Những câu hỏi thường gặp khi xin giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
Cách tra cứu số giấy phép kinh doanh vận tải
Để tra cứu giấy phép kinh doanh vận tải, bạn cần làm theo các bước sau:
Bước 1: Truy cập vào trang web của Cổng thông tin điện tử về đăng ký doanh nghiệp quốc gia tại đường link https://dangkykinhdoanh.gov.vn.
Bước 2: Trên trang chủ, tìm ô tìm kiếm ở góc bên trái và nhập mã số thuế hoặc mã số doanh nghiệp của bạn vào ô đó.
Bước 3: Kết quả tìm kiếm sẽ hiển thị thông tin liên quan đến giấy phép kinh doanh vận tải của bạn.
Làm thế nào để gia hạn giấy phép kinh doanh vận tải
Xuất phát từ đặc điểm về thời hạn của giấy phép kinh doanh chỉ có 7 năm, do đó trong trường hợp thời hạn ghi trong giấy phép chấm dứt, Bạn phải tiến hành việc gia hạn thời gian để tiếp tục được hoạt động. Hồ sơ xin gia hạn bao gồm:
– Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh theo mẫu do Bộ Giao thông vận tải quy định;
– Giấy phép kinh doanh được cấp trước đó;
– Phương án kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.
Thủ tục cấp lại giấy phép kinh doanh vận tải hết hạn
Hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại giấy phép kinh doanh vận tải như sau:
– Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh theo mẫu do Bộ Giao thông vận tải quy định;
– Giấy phép kinh doanh được cấp trước đó;
– Phương án kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.
Hồ sơ có thể đc gửi đi qua 2 cách:
– Trực tiếp
– Gửi thông qua đường bưu điện

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Tuệ An Law về “làm giấy phép kinh doanh vận tải”. Nếu quý khách có bất kỳ thắc mắc và các vấn đề cần giải đáp xin hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại/zalo Tel: 094.821.0550

Tuệ An Law cung cấp thông tin về giá dịch vụ như sau:

  • Luật sư tư vấn online qua điện thoại: Miễn phí tư vấn
  • Dịch vụ Luật sư tư vấn trực tiếp tại văn phòng: Từ 500.000 đồng/ giờ tư vấn của Luật sư chính. 
  • Dịch vụ Luật sư thực hiện soạn thảo giấy tờ pháp lý như đơn khởi kiện về việc ly hôn; thu thập chứng cứ;…
  • Nhận đại diện theo ủy quyền làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền
  • Cử Luật sư thực hiện các thủ tục pháp lý tại Tòa án
  • Tham gia bào chữa tại Tòa án 
  • Các dịch vụ pháp lý liên quan khác

Phí dịch vụ tư vấn; thực hiện các thủ tục pháp lý sẽ được điều chỉnh tùy từng vụ việc. Liên hệ ngay đến số 094.821.0550 để được Luật sư chuyên môn tư vấn pháp luật miễn phí.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *