1. Tổng hợp những loại giấy phép bán lẻ, bán buôn, kinh doanh rượu
Như bạn đã biết để mở một cửa hàng kinh doanh rượu, bán buôn rượu, bán lẻ rượu tại Việt Nam, bạn cần có các loại giấy phép đúng theo quy định của pháp luật như sau:
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: Để xác nhận hoạt động kinh doanh của cửa hàng rượu;
- Giấy phép kinh doanh rượu: Có thể là giấy phép sản xuất, phân phối hoặc bán lẻ rượu;
- Giấy phép an toàn thực phẩm: Đảm bảo rằng rượu bạn bán đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm;
- Giấy phép quảng cáo rượu: Để quảng cáo sản phẩm một cách hợp pháp và không vi phạm quy định về quảng cáo rượu.
2. Điều kiện bán lẻ, bán buôn, kinh doanh rượu tại Việt Nam hiện nay
Điều kiện kinh doanh rượu tại Việt Nam hiện nay bao gồm các quy định của Nghị định số 105/2017/NĐ-CP; Thông tư số 168/2016/TT-BTC cụ thể về việc cần phải có giấy phép kinh doanh rượu để hoạt động hợp pháp.
- Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật;
- Có hệ thống bán buôn rượu trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính với ít nhất 01 thương nhân bán lẻ rượu. Trường hợp doanh nghiệp có thành lập chi nhánh hoặc địa điểm kinh doanh ngoài trụ sở chính để kinh doanh rượu thì không cần có xác nhận của thương nhân bán lẻ rượu;
- Có văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu hoặc thương nhân bán buôn rượu khác.
Ngoài ra, các cơ sở kinh doanh rượu, bán buôn rượu, bán lẻ rượu cần tuân thủ các quy định như sau:
- Không bán rượu cho người chưa đủ tuổi theo quy định của pháp luật, cũng như phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong quá trình sản xuất và kinh doanh rượu.
- Để kinh doanh rượu tại Việt Nam, doanh nghiệp cần có giấy phép kinh doanh và phải tuân thủ các quy định của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và các văn bản hướng dẫn.
- Lực lượng kiểm tra, kiểm soát trên địa bàn có thẩm quyền kiểm tra công khai tài liệu giấy phép của cơ sở kinh doanh có liên quan tới rượu.
- Việc quảng cáo cho sản phẩm rượu phải tuân thủ nghiêm ngặt theo quy định của pháp luật, không được thể hiện những hình ảnh độc hại hoặc khiêu dâm.
- Thời gian bán hàng rượu cũng được quy định rõ ràng, không được bán vào thời gian nghỉ truyền thống của dân tộc hoặc khiến ảnh hưởng tới trật tự xã hội.
Những điều luật trên là những quy định cơ bản mà các doanh nghiệp kinh doanh rượu tại Việt Nam cần phải tuân thủ theo quy định của pháp luật để đảm bảo hoạt động kinh doanh được công bằng và bảo vệ lợi ích của người tiêu
3. Thủ tục xin giấy phép kinh bán lẻ, bán buôn, doanh rượu bao gồm những gì?
Để xin giấy phép kinh doanh rượu theo quy định của pháp luật Việt Nam, bạn cần tuân thủ các quy định về thủ tục xin giấy phép kinh doanh rượu như sau:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh rượu theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định số 17/2020/NĐ-CP;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận mã số thuế;
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà, văn phòng;
- Văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng bán lẻ, hợp đồng đại lý bán lẻ với ít nhất một nhà cung cấp rượu đối với thương nhân bán lẻ;
- Tài liệu chứng minh quyền sử dụng địa điểm kinh doanh (là sở hữu hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng với thời gian tối thiểu là 01 năm);
- Bảng kê thiết bị kiểm tra và điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm trong khu vực kinh doanh rượu (để bảo đảm khu vực kinh doanh luôn thoáng, mát và tránh được mặt trời chiếu trực tiếp vào sản phẩm rượu);
- Các tài liệu liên quan đến an toàn về phòng cháy chữa cháy, về vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;
- Bản sao hợp đồng thuê/ mượn hoặc tài liệu chứng minh quyền sử dụng hợp pháp cơ sở dự kiến làm địa điểm bán lẻ.
4. Thực hiện các bước liên quan đến thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép
Bước 1: Nộp hồ sơ
- Thương nhân bán lẻ rượu nộp hồ sơ về Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc UBND cấp huyện nơi thương nhân có trụ sở chính.
Bước 2: Cơ quan xem xét và đánh giá
- Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép phải có văn bản yêu cầu bổ sung;
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, thẩm định và cấp giấy phép bán lẻ rượu cho thương nhân. Trường hợp từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Bước 3: Cấp giấy phép
Nếu các giấy tờ của bạn hợp lệ thì cơ quan có thẩm quyền sẽ tiền hành cấp giấy phép bán lẻ, bán buôn, kinh doanh rượu.
5. Dịch vụ xin giấy phép kinh doanh rượu
Chúng tôi, Tuệ An LAW, cam kết cung cấp dịch vụ xin giấy phép kinh doanh rượu chuyên nghiệp và đáng tin cậy. Dưới đây là các bước chi tiết trong quá trình xin giấy phép kinh doanh rượu:
- Tư vấn pháp luật:
- Chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn về quy định pháp luật liên quan đến bán lẻ, bán buôn, kinh doanh rượu. Đảm bảo bạn hiểu rõ về các yêu cầu và hạn chế của việc kinh doanh trong lĩnh vực này.
- Tư vấn về loại hình bán lẻ, bán buôn, kinh doanh rượu (như bán lẻ, bán buôn, kinh doanh) và các điều kiện cụ thể.
- Hồ sơ và tài liệu:
- Chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn chuẩn bị hồ sơ và tài liệu cần thiết để xin giấy phép kinh doanh rượu. Đảm bảo các tài liệu đầy đủ và đúng quy định.
- Hồ sơ bao gồm đăng ký doanh nghiệp, giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hoặc thuê mặt bằng, giấy phép sản xuất (nếu áp dụng), và các tài liệu khác liên quan.
- Thủ tục xin giấy phép:
- Chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn trong việc nộp hồ sơ xin giấy phép tới cơ quan có thẩm quyền. Đảm bảo thủ tục được thực hiện đúng quy trình và nhanh chóng.
- Kiểm tra và tuân thủ:
- Chúng tôi sẽ kiểm tra và đảm bảo bạn tuân thủ các quy định sau khi nhận được giấy phép. Hỗ trợ bạn trong việc thực hiện kinh doanh rượu một cách hợp pháp và hiệu quả.
Vậy bạn hãy lựa chọn đồng hành cũng Tuệ An LAW ngay hôm nay để được giải quyết nhanh chóng những vấn đề bạn đang gặp phải.
6. Mức tiền xử phạt không có giấy phép kinh doanh rượu
Dựa theo quy định tại Điều 6, 25 Nghị Định 98/2020/NĐ-CP bạn có thể bị xử phạt hành chính và hình phạt bổ sung khi không có giấy phép bán lẻ rượu, bán buôn rượu, kinh doanh rượu cụ thể như sau:
+ Phạt hành chính:
- Đối với hành vi vi phạm về đăng ký bán rượu có độ cồn từ 5,5 độ trở lên tiêu dùng tại chỗ, kinh doanh rượu có độ cồn dưới 5,5 độ sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất rượu thủ công có độ cồn từ 5,5 độ trở lên bán cho cơ sở có giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại mà không đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đặt cơ sở sản xuất;
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi bán rượu có độ cồn từ 5,5 độ trở lên tiêu dùng tại chỗ hoặc kinh doanh rượu có độ cồn dưới 5,5 độ mà không đăng ký với Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng cấp huyện theo quy định.
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu bán lẻ rượu mà không có giấy phép kinh doanh.
Ví dụ: Anh A là chủ một cửa hàng bán lẻ rượu. Anh A quyết định kinh doanh rượu mà không xin cấp giấy phép kinh doanh. Một ngày nọ, cơ quan quản lý thị trường kiểm tra và phát hiện anh A không có giấy phép. Kết quả anh A bị xử phạt hành chính với số tiền là 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
+ Hình phạt bổ sung:
- Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh rượu từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a và b khoản 3 Điều này và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a và b khoản 3 Điều này.
7. Kinh doanh rượu, bán lẻ, bán buôn rượu cần lưu ý những gì để không bị phạt?
Vậy bạn cần lưu ý những gì để tránh vi phạm pháp luật khi bán lẻ rượu, bán buôn rượu, kinh doanh rượu:
Thứ nhất, bạn cần đảm bảo phải có giấy phép kinh doanh nếu không có giấy phép bẹn sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
Thứ hai, theo quy định bạn cần đáp ứng đủ các yêu cầu, điều kiện về dây chuyền máy móc, thiết bị, và quy trình công nghệ sản xuất rượu để tránh như vi phạm pháp luật;
Thứ ba, cần đảm bảo rượu bạn kinh doanh đáp ứng các yêu cầu về chất lượng và an toàn thực phẩm;
Cuối cùng, khi quảng cáo rượu bạn phải tuân theo quy định về quảng cáo thực phẩm và không vi phạm pháp luật và đặc biệt hạn chế bán rượu cho người dưới 18 tuổi.
8. Một số câu hỏi thưởng gặp về giấy phép bán lẻ, bán buôn, kinh doanh rượu?
Khi chuẩn bị tiến hành kinh doanh rượu, bán lẻ rượu, bán buôn rượu bạn thường có những câu hỏi như sau về giấy phép bán rượu:
- Giấy phép bén buôn rượu, bán lẻ rượu, kinh doanh rượu là gì?
- Điều kiện cần thiết để xin giấy phép bán buôn, bán lẻ, kinh doanh rượu?
- Thủ tục xin giấy phép bán buôn, bán lẻ, kinh doanh như thế nào?
- Cơ quan nào cấp giấy phép bán buôn, bán lẻ, kinh doanh rượu?
Để giải đáp những câu hỏi trên, bạn hãy đến với Tuệ An LAW. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ bạn để bạn hiểu rõ hơn về giấy phép bán rượu.
9. Mẫu đơn đề nghị xin giấy phép bán lẻ, bán buôn, kinh doanh rượu?
Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định số 17/2020/NĐ-CP
10. Lệ phí cấp giấy phép bán lẻ rượu, bán buôn rượu, kinh doanh rượu?
Khi kinh doanh bán lẻ rượu, bán buôn rượu, kinh doanh rượu việc xin giấy phép là bước quan trọng để đảm bảo hoạt động hợp pháp và tuân thủ quy định của pháp luật. Dưới đây là thông tin về phí và lệ phí cấp giấy phép bán lẻ rượu tại các đơn vị hành chính khác nhau:
+ Thành phố, thị xã thuộc tỉnh:
- Phí cấp giấy phép bán lẻ, bán buôn, kinh doanh rượu: 1.200.000 đồng.
+ Huyện thuộc tỉnh:
- Phí cấp giấy phép bán lẻ, bán buôn, kinh doanh rượu: 600.000 đồng.
Nhớ kiểm tra các quy định cụ thể tại địa phương của bạn để đảm bảo tuân thủ đúng quy trình và nộp đúng số tiền phí khi xin giấy phép.