DỊCH VỤ LÀM GIẤY PHÉP AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM CHO NHÀ HÀNG, QUÁN CAFE, HỘ KINH DOANH

1. Tại sao lại cần Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm?

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm tên đầy đủ là giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Đây là giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống đáp ứng các yêu cầu, điều kiện về an toàn thực phẩm theo quy định. Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm (giấy chứng nhận VSATTP) còn được mọi người gọi tắt với các tên khác như: giấy phép an toàn thực phẩm, giấy chứng nhận an toàn thực phẩm hay giấy vệ sinh an toàn thực phẩm…Hiện nay, Nhà nước cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm theo hai hình thức: văn bản giấy và bản điện tử. Các cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép VSATTP, được nêu trong Điều 35 Luật An toàn thực phẩm, gồm có: Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), Bộ Y Tế, Bộ Công Thương. Theo đó, các thông tin trên giấy sẽ tùy thuộc vào từng quy định cụ thể của cơ quan quản lý và ngành nghề kinh doanh của bạn.

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là điều kiện bắt buộc đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Do đó, sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì hộ kinh doanh, doanh nghiệp và các đơn vị phụ thuộc đăng ký ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống bắt buộc phải làm thủ tục xin giấy phép an toàn thực phẩm.

Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm không chỉ là căn cứ pháp lý để cơ sở kinh doanh thực phẩm chứng minh sản phẩm của mình an toàn, không ảnh hưởng sức khỏe khách hàng mà còn là công cụ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm soát và quản lý về an toàn thực phẩm.

Ngoài ra, giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm còn là điều kiện bắt buộc để doanh nghiệp thực hiện thủ tục công bố sản phẩm, làm hồ sơ xin giấy phép bán buôn rượu hoặc mở siêu thị mini…

Ngoại trừ 10 trường hợp được miễn giấy chứng nhận an toàn thực phẩm được quy định tại Điều 12 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP kể trên, tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đều phải có giấy phép an toàn thực phẩm trước khi hoạt động.

Ví dụ cụ thể về một số trường hợp cần xin giấy phép an toàn thực phẩm:

  1. Cơ sở sản xuất, chế biến ngũ cốc;
  2. Cơ sở chế biến rau củ quả, thịt và các sản phẩm từ thịt, trứng, sữa tươi…;
  3. Cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu bia, nước giải khát;
  4. Cơ sở kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống như quán ăn, nhà hàng…;
  5. Căng tin, nhà ăn, bếp ăn có đăng ký kinh doanh thực phẩm…

2. Những ngành nghề kinh doanh cần giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm.

Những ngành nghề cần giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm bao gồm:

1. Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống là cơ sở tổ chức chế biến, cung cấp thức ăn, đồ uống để ăn ngay có địa điểm cố định bao gồm cơ sở chế biến suất ăn sẵn; căng tin kinh doanh ăn uống; bếp ăn tập thể; bếp ăn, nhà hàng ăn uống của khách sạn, khu nghỉ dưỡng; nhà hàng ăn uống; cửa hàng ăn uống; cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín.

2. Kinh doanh thức ăn đường phố là loại hình kinh doanh thực phẩm, thức ăn, đồ uống để ăn ngay, uống ngay được bán rong trên đường phố hay bày bán tại những địa điểm công cộng (bến xe, bến tầu, nhà ga, khu du lịch, khu lễ hội) hoặc ở những nơi tương tự.

Như vậy, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc các trường hợp nêu trên; đều bắt buộc phải xin cấp Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm trước khi tiến hành sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

3. Hướng dẫn làm giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm.

3.1 Điều kiện để được cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm.

Căn cứ vào khoản 1, Điều 34 Luật an toàn thực phẩm 2010 thì cơ sở được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định tại Chương IV của Luật này;

b) Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

3.2. Thủ tục xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm.

Thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được quy định như sau:

– Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 35 Luật An toàn thực phẩm;

– Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.(Căn cứ Điều 36 Luật An toàn thực phẩm)

Cụ thể, thủ tục xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm bao gồm các bước:

Bước 1: Phải có giấy chứng nhận về sức khỏe và kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm 

Người trực tiếp tham gia sản xuất kinh doanh ngành nghề có liên quan đến thực phẩm phải có đủ sức khỏe đảm bảo hoạt động của cơ sở. Khám sức khỏe là một trong những yêu cầu cơ bản trong thủ tục xin cấp giấy phép này.

Bạn phải tham gia tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm. Chủ cơ sở sẽ phải trải qua một bài kiểm tra liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm. Nếu người đó trả lời đúng 80% câu hỏi được ra thì yêu cầu đầu tiên của bước 1 được thông qua.

Bước 2: Nộp hồ sơ xin cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm tại cơ quan có thẩm quyền

Hồ sơ xin cấp giấy phép phải có đầy đủ các giấy tờ để đảm bảo điều kiện được cấp như sau:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho cơ sở theo mẫu được quy định của cơ quan thẩm quyền.
  • Bản sao công chứng giấy đăng kí kinh doanh ngành liên quan đến thực phẩm.
  • Bản thiết kế mặt bằng cơ sở và khu vực.
  • Sơ đồ quy trình bảo quản thực phẩm và sản xuất tại cơ sở.
  • Bản khai về cơ sở vật chất của cơ sở.
  • Bản sao công chứng giấy chứng nhận sức khỏe của chủ cơ sở và các nhân viên trực tiếp làm việc tại cơ sở.
  • Giấy chứng nhận về kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia sản xuất.
  • Giấy chứng thực về nguồn gốc nguyên liệu và kiểm định nguồn nước sử dụng.
  • Bản cam kết đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo mẫu quy định.

Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra hồ sơ, thông báo tính hợp lệ và kết quả

Trong thời gian 5 ngày, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành kiểm tra hồ sơ được nộp. Sau khi xác nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan sẽ cử người xuống kiểm tra trực tiếp tại cơ sở để đảm bảo các điều kiện được cấp giấy phép.

Nếu cơ sở đạt tiêu chuẩn sẽ được cơ quan tiến hành cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm đạt chuẩn. Nếu không đạt cơ sở sẽ bị phạt hành chính vì kinh doanh không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Bước 4: Cơ quan có thẩm quyền tiến hành cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm 

Giấy phép được cấp có hiệu lực 3 năm và chủ cơ sở sản xuất phải cam kết thực hiện theo đúng quy định đề ra. Sau khi được cấp giấy, cơ quan chức năng sẽ cử người xuống kiểm tra thêm 1 lần nữa. Nếu cơ sở vi phạm quy định về sản xuất, kinh doanh sẽ bị thu hồi giấy phép được cấp.

4. Những lý do nên có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm.

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là điều kiện bắt buộc đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Do đó, sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì hộ kinh doanh, doanh nghiệp và các đơn vị phụ thuộc đăng ký ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống bắt buộc phải làm thủ tục xin giấy phép an toàn thực phẩm.

Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm không chỉ là căn cứ pháp lý để cơ sở kinh doanh thực phẩm chứng minh sản phẩm của mình an toàn, không ảnh hưởng sức khỏe khách hàng mà còn là công cụ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm soát và quản lý về an toàn thực phẩm.

Ngoài ra, giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm còn là điều kiện bắt buộc để doanh nghiệp thực hiện thủ tục công bố sản phẩm, làm hồ sơ xin giấy phép bán buôn rượu hoặc mở siêu thị mini…

Hơn thế nữa, khi có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, khách hàng cũng sẽ tin cậy và yên tâm khi sử dụng thực phẩm tại cơ sở kinh doanh.

5. Dịch vụ xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm.

Để đẩy nhanh quy trình xin cấp giấy an toàn vệ sinh thực phẩm, tiết kiệm tối đa thời gian và công sức, bạn có thể tham khảo dịch vụ xin giấy phép ATVSTP tại Tuệ An Law với chi phí chỉ từ …. đồng cùng thời gian bàn giao kết quả nhanh chóng, khoảng từ …. ngày làm việc.

6. Một Số Câu Hỏi Về Giấy Phép Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm

6.1 Những đối tượng được miễn giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm?

Theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm thuộc 1 trong 10 trường hợp dưới đây không phải xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm:

  1. Cơ sở, hộ kinh doanh sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
  2. Cơ sở, hộ kinh doanh sơ chế nhỏ lẻ;
  3. Cơ sở kinh doanh thực phẩm được bao gói sẵn;
  4. Cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
  5. Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống không có địa điểm cố định;
  6. Cơ sở sản xuất, kinh doanh các loại dụng cụ, vật liệu để đóng gói, chứa đựng thực phẩm;
  7. Nhà hàng trong khách sạn;
  8. Bếp ăn tập thể của trường học, công ty, xí nghiệp… chỉ phục vụ nội bộ, không đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm (tức là không buôn bán thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống);
  9. Kinh doanh thức ăn đường phố;
  10. Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có 1 trong các giấy chứng nhận sau:
    • Giấy chứng nhận thực hành sản xuất tốt (Giấy chứng nhận GMP);
    • Giấy chứng nhận hệ thống giúp xác định, đánh giá và kiểm soát các mối nguy đối với an toàn thực phẩm (giấy chứng nhận HACCP);
    • Giấy chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (hoặc giấy chứng nhận ISO 22000);
    • Giấy chứng nhận tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (chứng nhận IFS);
    • Giấy chứng nhận tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (chứng nhận BRC);
    • Giấy chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (chứng nhận FSSC 22000).

6.2 Xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm ở đâu?

Bộ y tế cấp giấy chứng nhận cho cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở:

– Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm sản xuất kinh doanh Thực phẩm chức năng.

– Vệ sinh an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất kinh doanh phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm.

– Vệ sinh an toàn thực phẩm cho sản phẩm yến sào, nấm linh chi, sâm, đông trùng hạ thảo

Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm – Sở y tế cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho các đơn vị sau:

– Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho Nhà hàng, Quán ăn, Quán cà phê.

– Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho nước uống đóng chai, đóng bình, nước đá.

– Giấy phép Vệ sinh an toàn thực phẩm cho khách sạn.

– Giấy phép Vệ sinh an toàn thực phẩm bếp ăn tập thể.

Sở nông nghiệp cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho các cơ sở:

– Giấy đủ điều kiện an toàn thực phẩm kinh doanh rau, củ, quả.

– Đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm sản xuất cà phê bột, cà phê hòa tan.

– Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm tươi sống.

– Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất , kinh doanh các loại trà.

– Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất đậu tương , lạc ,vừng…

Sở Công Thương cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho các cơ sở:

– Vệ sinh an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất bánh kẹo.

– An toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất kinh doanh sữa và sản phẩm từ sữa.

– Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho Siêu thị, cửa hàng tiện ích.

Mặc dù chúng tôi hỗ trợ tư vấn bạn hết sức tận tâm, tuy nhiên việc cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm có nhiều quy trình và tiêu chuẩn khắt khe, nếu tự làm hẳn sẽ tốn nhiều chi phí và thời gian. Hiểu được khó khăn đó, đội ngũ chuyên gia của chúng tôi sẽ tư vấn giúp các bạn. Hãy tham khảo thêm dịch vụ xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm tại công ty Tuệ An Law.

6.3 Chi phí xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm là bao nhiêu?

Thực tế, giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm được hiểu là chứng nhận rằng cơ sở có đủ điều kiện an toàn thực phẩm được các cơ quan chức năng có thẩm quyền từ Nhà nước cấp cho những nhà máy, cơ sở sản xuất và kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm.

Hiện nay, tùy vào ngành nghề kinh doanh và quy mô của cơ sở mà chi phí bỏ ra để làm giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ khác nhau. Thực tế, các chi phí làm giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm bao gồm các chi phí sau đây:

6.3.1 Chi phí kiểm nghiệm:

Các chi phí kiểm nghiệm mẫu sản phẩm bao gồm các chi phí sau đây: Chi phí lấy mẫu và kiểm nghiệm nhằm mục đích để thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm do cơ quan quyết định việc kiểm tra, thanh tra chi trả; 

Pháp luật hiện nay không có mức chi phí cụ thể chi phí kiểm nghiệm bởi mỗi sản phẩm sẽ đòi hỏi những tiêu chí xét nghiệm và nhu cầu xét nghiệm riêng. Do vậy, việc xác định chi phí kiểm nghiệm đầu tiên cần xác định những chỉ tiêu sẽ thực hiện kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm. Thông thường sẽ tiến hành kiểm nghiệm các nhóm chỉ tiêu chính sau tùy thuộc vào từng loại sản phẩm mà có các tiêu chí khác nhau:

– Kiểm nghiệm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật;

– Kiểm nghiệm chất kháng sinh và dư lượng thuốc thú y;

– Kiểm nghiệm ô nhiễm chất hữu cơ. Ví dụ như: Phthalate, Acrylamid, 3-MCPD, VOCs các chất phụ gia bị cấm khác,…;

– Phân tích thành phần dinh dưỡng kiểm nghiệm các chỉ tiêu hóa lý,…;

– Kiểm nghiệm Vitamins;

– Kiểm nghiệm độc tố vi nấm;

– Kiểm nghiệm vi sinh, trong đó có việc kiểm nghiệm vi sinh vật có lợi hoặc kiểm nghiệm có hại;

– Ngoài ra, còn cần kiểm nghiệm chất lượng bao bì;

– Các chỉ tiêu theo qui định của một số loại sản phẩm riêng biệt.

6.3.2 Chi phí thẩm định cơ sở:

Căn cứ theo Biểu phí trong công tác an toàn thực phẩm ban hành kèm theo Thông tư số 67/2021/TT-BTC thì chi phí thẩm định điều kiện hành nghề, kinh doanh thuộc lĩnh vực an toàn thực phẩm như sau:

Thứ nhất, Thẩm định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm:

– Mức phí thẩm định cơ sở kinh doanh thực phẩm: 1.000.000 đồng/ lần/ cơ sở.

– Mức phí thẩm định cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống:

+ Phục vụ từ 200 suất ăn trở lên: 1.000.000 đồng/ lần/ cơ sở;

+ Phục vụ dưới 200 suất ăn: 700.000 đồng/ lần/ cơ sở;

Thứ hai, Mức phí thẩm định cơ sở sản xuất thực phẩm, ngoại trừ cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe:

+ Đối với cơ sở sản xuất khác bao gồm cả cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm là: 2.500.000 đồng/ lần/ cơ sở.

+ Đối với cơ sở sản xuất nhỏ lẻ được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm là: 500.000 đồng/ lần/cơ sở.

+ Thẩm định cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo hướng dẫn thực hành sản xuất tốt GMP là: 22.500.000 đồng /lần/cơ sở.

Thứ ba, Mức phí thẩm định điều kiện cơ sở kiểm nghiệm, tổ chức chứng nhận hợp quy, cơ quan kiểm tra nhà nước về thực phẩm nhập khẩu:

+ Đánh giá lại: 20.500.000 đồng/ lần/ đơn vị.

+ Đánh giá lần đầu, đánh giá mở rộng: 28.500.000 đồng/ lần/ đơn vị.

6.3.3. Lệ phí của việc xin giấy phép an toàn thực phẩm:

– Lệ phí cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm lần đầu: 150.000 đồng/ lần;

– Lệ phí cấp lại (gia hạn) giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm là: 150.000 đồng/ lần;

– Lệ phí cấp giấy xác nhận tập huấn vệ sinh an toàn thực phẩm là: 30.000 đồng/ người.

6.3.4. Các khoản chi phí đi lại:

Cơ sở sản xuất hoặc công ty cần chuẩn bị khi cách thực hiện xin cấp phép được cấp giấy vệ sinh an toàn thực phẩm là chi phí đi lại bao gồm: 

– Chi phí cho việc nộp hồ sơ công chứng giấy tờ;

– Chi phí đi lại thực hiện các thủ tục kiểm nghiệm thì hoặc nếu trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì doanh nghiệp cũng phải tốn chi phí đi lại để nộp lại hồ sơ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *